Hướng dẫn cách vẽ tranh phong cảnh miền núi thanh bình đơn giản nhất
Cách vẽ tranh phong cảnh không chỉ đòi hỏi sự quan sát tinh tế mà còn cần một chút khéo léo và kiên nhẫn. Bằng cách lựa chọn cảnh vật, ánh sáng, và màu sắc phù hợp, bạn có thể biến một bức tranh thành cửa sổ nhìn ra thế giới tự nhiên, mang lại cảm giác yên bình và thư thái.
Hướng dẫn cách vẽ tranh phong cảnh miền núi thanh bình đơn giản nhất
Cách vẽ tranh phong cảnh có thể sáng tạo và biến tấu với rất nhiều cảnh quan khác nhau tùy vào sở thích và ý tưởng của bạn. Hãy làm theo những hướng dẫn cơ bản và sáng tạo ra những ấn phẩm của riêng mình.
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách vẽ tranh phong cảnh miền núi thanh bình đơn giản nhất
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
- Bút chì: Sử dụng bút chì có độ cứng khác nhau như HB để phác thảo, 2B và 4B để tạo bóng.
- Tẩy: Dùng tẩy mềm để dễ dàng chỉnh sửa mà không làm hỏng giấy.
- Giấy vẽ: Chọn giấy có bề mặt mịn để dễ tạo bóng và đi nét mảnh.
Bước 2: Vẽ đường chân trời
Đầu tiên, bạn kẻ một đường ngang cách mép trên của tờ giấy khoảng 1/3 chiều cao để làm đường chân trời. Các đường này sẽ không liền mạch mà được phớt từng đường ngắn một nối với nhau để tạo sự tự nhiên, chìm nổi lên xuống thể hiện vị trí khác nhau của sự vật.
Bước 3: Vẽ đường đi và nền đất
Từ các mối nối giữa đường chân trời, bạn sẽ vẽ xuống 2 đường zigzac hình chữ M nằm ngang để tạo hình đường đi trong bức tranh. Để tạo độ sâu cho bức tranh, làm cho đường cong này hẹp dần khi tiến gần đến nhà. Đường này sẽ dẫn từ tiền cảnh (phần trước của tranh) vào trung cảnh.
Các hình zigzac này sẽ tạo hình thành các gò đất nhỏ xung quanh đường đi, đặc biệt là ở phía trước ngôi nhà. Những gò đất này cuối cùng sẽ được tô bóng để tạo ra độ nổi và chiều sâu.
Bước 4: Phác thảo 2 ngôi nhà
Ngôi nhà thứ nhất ở gần hơn sẽ có kích thước lớn hơn, bạn phác thảo hình chữ nhật đứng (chiều ngang rộng hơn chiều cao) để tạo thân nhà. Sau đó, thêm một tam giác trên cùng để làm mái nhà. Tiếp tục vẽ một hình chữ nhật nhỏ hơn dọc theo cạnh dưới của mái để tạo phần gác mái.
Ngôi nhà thứ 2 phía sau ngôi nhà đầu tiên cũng được vẽ tương tự nhưng sẽ có kích thước nhỏ hơn và thấp hơn để tạo cảm giác xa hơn.
Bước 5: Vẽ hàng cây phía sau nhà
Vẽ thân cây bằng cách kẻ hai đường thẳng đứng từ góc trái của ngôi nhà thứ 2, làm cho thân cây nghiêng nhẹ để thêm sự tự nhiên.
Phần tán lá vẽ các hình dáng tròn hoặc mây tròn bằng những nét chì xoắn nhẹ, tạo ra các mảng lá cây xum xuê dọc từ nhà tới đường chân trời trong hình.
Bước 6: Vẽ thêm cây, núi non và mặt nước
Từ góc trái của ngôi nhà thứ nhất vẽ thêm một thân cây to 3 nhánh ở phía sau nhà với tán cây cao hơn hẳn các tán cây khác để cảm giác ngôi nhà ở vị trí gần hơn.
Đằng xa góc phải của tranh, sau đường chân trời phác thảo các dãy núi với các đường cong mềm mại hình tam giác chồng chồng lớp lớp để tạo cảm giác xa xăm, không cần quá chi tiết.
Xem thêm : Hướng dẫn cách vẽ con chó cực dễ từ chữ K
Dưới chân núi, vẽ một đường cong nhẹ nhàng để tạo mặt nước. Để tạo cảm giác sóng nước, thêm một số nét chì ngang nhẹ nhàng trên mặt nước.
Bước 7: Vẽ thêm hàng rào và các chi tiết
Ở phía dưới góc phải của bức tranh, vẽ một hàng rào với ba cọc gỗ đứng và các thanh ngang nối chúng lại có chiều cong để theo hướng của con đường. Phía đối diện ở cuối tranh vẽ thêm 2 hàng rào nữa và một chút cỏ nghiêng theo góc chéo con đường.
Bước 8: Tô bóng và tạo mây trên bầu trời
Ở phía trên đỉnh núi và giữa những tán cây, hãy sử dụng mặt nghiêng của bút chì để mài và tô bóng. Sau đó dùng tay hoặc tẩy để tẩy nhẹ tạo hình những đám mây mờ bay trên đỉnh núi một cách tự nhiên.
Bước 9: Tô bóng núi
Bắt đầu từ dưới chân và rìa núi, bạn bắt đầu tô bóng từ đường một từ trái qua phải, nhẹ nhàng từ trên xuống dưới để tạo sự lan tỏa và nhạt dần. Tương tự với các ngọn núi nhỏ phía sau cũng tô bóng các sườn núi tương tự.
Sử dụng nét chì ngang để tạo bóng nhẹ nhàng cho dãy núi, chú ý thêm bóng đổ ở những điểm thấp nhất của dãy núi.
Bước 10: Tô bóng cây và mặt nước ven hồ
Bắt đầu từ đỉnh mái bên phải của ngôi nhà thứ nhất, tô bóng sườn tán cây và lan sang đường ngang bên cạnh để tạo sự phân cách với hồ nước rõ ràng hơn.
Trên ven bờ hồ sẽ tô thêm các khối nhỏ đen để tạo thành các lùm cây bao xung quanh.
Bước 11: Tô bóng khoảng trống và hàng cây phía sau
Ở giữa ngôi nhà thứ nhất và thứ 2, tô bóng ở khoảng trống đó và lần lượt tô bóng kín các khoảng trắng và tán cây ở phía sau.
Tiếp tục tô bóng lùm cây bên phải ngôi nhà thứ nhất ven sang mặt hồ. Các vị trí dưới cùng của vật thể thường sẽ được tô bóng đen đậm hơn để tạo sự tương phản rõ nét.
Thân cây to nhất ở phía sau nhà cũng sẽ được tô bóng hết ⅔ thân cây. Với tán lá, sử dụng các nét chì tròn nhỏ, tô nhẹ ở giữa và đậm dần ra ngoài để tạo cảm giác chiều sâu.
Bước 12: Tô bóng nhà
Tập trung tô bóng vào các góc cạnh, rìa ngôi nhà và bỏ trắng các phần trung tâm, cửa nhà sẽ được tô bóng đậm hơn. Thêm một số nét dọc để tạo cảm giác về chất liệu gỗ hoặc bê tông của ngôi nhà.
Đối với mái nhà, thêm các đường chéo song song để tạo cảm giác ngói hoặc tôn.
Bước 13: Tô bóng mặt hồ và vẽ thuyền
Xem thêm : Cách vẽ áo dài truyền thống Việt Nam đơn giản đẹp nhất
Đưa bút nhẹ và phớt nhanh các đường ngang mờ trên mặt hồ để tạo cảm giác gợn sóng nhẹ trên mặt nước.
Vẽ một hình vòng cung lên trên nằm ngang cho thân thuyền. Ở giữa thân thuyền, vẽ một hình chữ nhật nhỏ với phần trên cong để tạo mái vòm. Tạo cảm giác thuyền đang neo đậu ở rìa hồ.
Thêm các chi tiết như cột buồm hoặc mái chèo để cho thuyền sống động hơn.
Bước 14: Tô bóng các gò đất
Tương tự bạn hãy tô bóng đậm từ các phần rìa thấp nhất của tất cả mô đất và hất nhạt dần sang bên để dễ hình dung hình dáng và vị trí. Nhớ tô qua cả các khoảng trắng của hàng rào.
Bước 15: Viền lại và hoàn thiện các chi tiết
Ở bước cuối, bạn có thể dùng bút để viền đậm lại tất cả đường nét còn mờ nhạt và tô bóng nhẹ trên hàng rào, đường đi, ven nhà, mặt nước,… để hoàn chỉnh toàn bộ bức tranh.
FAQ: Những câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi thường gặp về cách vẽ tranh phong cảnh được chúng tôi tổng hợp và giải đáp chi tiết hơn tại đây.
Tranh phong cảnh là gì?
Tranh phong cảnh là loại tranh mô tả cảnh đẹp của thiên nhiên như núi non, sông hồ, cánh đồng hay rừng rậm.
Cần chuẩn bị gì để vẽ tranh phong cảnh?
Bạn cần chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, màu nước hoặc màu acrylic, cọ vẽ. Ngoài ra, hãy tìm một cảnh thiên nhiên bạn yêu thích để làm nguồn cảm hứng trước khi bắt đầu.
Làm thế nào để chọn màu sắc phù hợp?
Hãy quan sát cảnh thực tế hoặc tham khảo ảnh chụp thiên nhiên để chọn các màu sắc tự nhiên và hài hòa, đặc biệt chú ý đến ánh sáng và bóng đổ.
Tôi nên tập trung vào chi tiết nào khi vẽ tranh phong cảnh?
Tập trung vào các yếu tố chính như đường chân trời, cây cối, núi non và sự phản chiếu của ánh sáng để tạo cảm giác chân thực.
Có cần học kỹ thuật vẽ chuyên sâu để vẽ tranh phong cảnh không?
Bạn có thể bắt đầu với những kỹ thuật cơ bản và dần dần nâng cao kỹ năng qua luyện tập.
Kết luận
Học cách vẽ tranh phong cảnh là một cách để tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên qua nét vẽ và màu sắc. Mô tả những nét mộc mạc, chân thực, sự hòa quyện giữa đất trời và cây cỏ, giữa dòng sông êm đềm và dãy núi xa xăm.
Nguồn: https://cachve.org
Danh mục: Cách vẽ đẹp